Nhà phố cổ Hà Nội tăng giá đột biến

Nhu cầu thuê tăng cao kéo nhà phố cổ tăng giá kể từ khi cơ quan chức năng mạnh tay dọn dẹp vỉa hè. Với một mặt bằng cho thuê diện tích chưa đến 15m2, chủ cửa hàng không cần làm gì cũng có tiền ăn tiêu cả đời.

Chung cư Gamuda Gardens

Anh Nguyễn Đức Huấn, một nhân viên môi giới dịch vụ nhà đất cho biết, đang ráo riết săn lùng mặt bằng cho thuê tại khu vực phố cổ. Trước đây, nhiều hộ kinh doanh thuê chung cửa hàng và bày bán tràn ra vỉa hè do giá thuê cao và mặt bằng khan hiếm.

Sau khi Hà Nội mạnh tay dọn dẹp vỉa hè, nhu cầu cần thuê mặt phòng để kinh doanh tăng đột biến. Đa số các yêu cầu đều ở khu vực phố cổ, nơi tập trung nhiều ngành hàng kinh doanh sầm uất. Nhưng do mặt bằng hạn chế nên dù có trả giá cao nhưng vẫn khó có thể tìm được bằng mặt bằng đáp ứng nhu cầu của khách thuê.

nhà phố cổ tăng giá
Chung cư Gamuda Gardens. Dẹp vỉa hè ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trên nhiều tuyến phố

Theo anh Huấn, khu vực phố cổ luôn có mức giá cho thuê cao ngất ngưởng. Điển hình, tại phố Hàng Bông, giá thuê trung bình 50 triệu đồng/tháng; mặt tiền trên 7m có giá thuê lên tới 150 triệu đồng/tháng. Phố Hàng Trống giá cho thuê khoảng 60 triệu đồng/tháng, với các cửa hàng mặt tiền và diện tích nhỏ; diện tích trên 100 m2 có mức giá thuê lên tới 250 triệu đồng/tháng.

Theo ghi nhận, trong khu vực phố cổ có những cửa hàng thuộc dạng siêu nhỏ. Đơn cử như một cửa hàng trên phố Hàng Gai diện tích chỉ hơn 6m2 vô cùng chật hẹp, nhưng theo chủ cửa hàng, họ phải trả với giá 10 triệu đồng/tháng tiền thuê mặt bằng.

Trước việc thuê mặt bằng “bấp bênh” do không ổn định, nhiều hộ kinh doanh có nhu cầu mua luôn nhà phố cổ, song việc này cũng không dễ dàng. Anh Huấn cho biết, giá nhà đất ở khu vực phố cổ luôn cao ngất ngưởng, nhiều tuyến phố có giá 1 tỷ đồng/m2 nhưng cũng không có để giao dịch. Đa số những người đang sở hữu nhà phố cổ không muốn bán bất động sản đang sinh lời và có giá trị theo thời gian.

Theo báo cáo mới đây của công ty nghiên cứu bất động sản Gạch Vàng, giá đất tại phố cổ đang cao ngất ngưởng. Phố Hàng Hành, Hàng Trống là 2 phố có giá đất cao nhất Hà Nội. Giá thương lượng cao nhất ghi nhận được trong hơn 10 tháng qua lên đến 1,25 tỷ đồng mỗi m2, giao dịch thành công phổ biến ở ngưỡng 1 tỷ đồng mỗi m2, mức bình quân đạt 750 triệu đồng và thấp nhất khoảng 635 triệu đồng một m2.

Chung cư Gamuda Gardens

Một số tuyến phố kinh doanh khác cũng có mức giá tương đối cao như Phan Chu Trinh ghi nhận gần 742 triệu đồng mỗi m2; phố Nguyễn Biểu thuộc quận Ba Đình gần 730 triệu đồng mỗi m2.

Bên cạnh đó, phải kể tới các phố khác như phố Hai Bà Trưng (634,4 triệu đồng), Hàng Cá (663,3 triệu đồng/m2), Nhà Chung (600 triệu đồng), Độc Lập (580 triệu đồng); Nguyễn Hữu Huân (582,3 triệu đồng).

Giá nhà đất phố cổ Hà Nội
Chung cư Gamuda Gardens. Giá nhà đất phố cổ Hà Nội luôn cao ngất ngưởng

Trong khi khu vực phố cổ được giới kinh doanh săn lùng tìm mặt bằng để kinh doanh thì tại các trung tâm thương mại, tỷ lệ lấp đầy lại tương đối khiêm tốn.

Báo cáo của JLL Việt Nam cho thấy, giá thuê mặt bằng tại trung tâm thương mại giảm, ghi nhận ở mức 29 USD/m2/tháng, chủ yếu do giá thuê thấp tại các khu vực ngoài trung tâm. Việc trả lại mặt bằng do tình hình kinh doanh không tốt của một số nhà bán lẻ đã làm cho một số chủ đầu tư buộc phải giảm giá thuê giữ chân khách đang có và thu hút thêm khách thuê mới.

JLL cho rằng, giá thuê sẽ tiếp tục giảm do nguồn cung lớn trong khi nguồn cầu không biến động nhiều. Theo dự kiến, TP. Hà Nội sẽ có thêm 280.000 m2 diện tích bán lẻ cao cấp trong vòng 2 năm tới.

Lý giải về việc trong khi phố cổ khan hiếm mặt bằng trong khi trung tâm thương mại lại dư thừa vẫn không có khách thuê, anh Nguyễn Xuân Thành, trưởng phòng kinh doanh Công ty địa ốc Đất Việt, cho hay, do đặc thù kinh doanh của Hà Nội đều theo phố. Buôn có bạn, bán có phường đã được hình thành từ lâu, đây là một đặc trưng kinh doanh của Hà Nội, khác hẳn với nhiều nước. Trong trung tâm thương mại dù có rẻ nhưng họ cũng không muốn vào.

Chung cư Gamuda Gardens

Về tác động của việc dẹp vỉa hè tới thị trường nhà đất, ông Đặng Văn Quang, đại diện JLL tại Việt Nam cho rằng, chưa thể kết luận ngay lập tức tác động tới thị trường. Ông Quang đánh giá, nếu việc dẹp vỉa hè tiếp tục làm ráo riết ồ ạt, kéo dài và duy trì sẽ có sự ảnh hưởng tương đối đáng kể tới thị trường bất động sản. Trong đó, những đơn vị đang sở hữu diện tích bán lẻ lớn có chỗ đỗ xe sẽ được hưởng lợi.

Trong khi đó, ông Bùi Trung Kiên nhận định, trước mắt các quán kinh doanh cà phê sẽ bị ảnh hưởng. Họ không được phục vụ khách ở vỉa hè nữa phải dọn vào trong, dẫn tới diện tích thuê bị thu hẹp. Nhu cầu thuê kinh doanh cà phê sẽ tăng cao hơn, nhu cầu nhà phố sẽ ảnh hưởng. Các khu vực khác giá có thể giảm, đặc biệt là tại các tuyến đường không cho phép để xe ở vỉa hè hay kinh doanh tràn lan ra ngoài nên khách thuê sẽ phải tìm cách tìm địa điểm khác thích hợp hơn.

(Theo Vietnamnet)
Chung cư Gamuda Gardens

Hà Nội: Chi hàng trăm nghìn tỷ mở đường nhưng “quên” xây phố

TP. Hà Nội chi hàng trăm nghìn tỷ đồng đầu tư những tuyến đường mới “đắt nhất hành tinh”, tuy nhiên mỗi khi có tuyến đường mới mở ra, nhiều nhà siêu mỏng, siêu méo lại ồ ạt xuất hiện.

Đề xuất xây phố bị “lãng quên”

Chung cư Gamuda Gardens

Đã 18 năm trôi qua nhưng đến nay ông Đào Văn Bầu, nguyên Phó Giám đốc Sở Địa chính Nhà đất Hà Nội (nay là Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội) vẫn đau đáu với đề xuất mở đường đi kèm với xây dựng tuyến phố. Đề xuất của ông đã được tập thể lãnh đạo Sở thông qua và thống nhất trình UBND thành phố năm 1999 và dự án đầu tiên được đề xuất thực hiện theo phương thức này chính là “con đường đắt nhất hành tinh” Kim Liên – Ô Chợ Dừa. Theo đó, để giảm khó khăn trong quản lý trật tự xây dựng, tạo cảnh quan văn minh đô thị và đặc biệt là giảm chi phí mở đường, sẽ khai thác giá trị địa tô khi đấu giá quỹ đất hai bên đường.

Chung cư Gamuda Gardens

Theo tính toán của ông Bầu, nếu thực hiện theo phương án đề xuất thì khi mở đường sẽ thu hồi thêm hai bên đường mỗi bên 50m. Quỹ đất này chia làm hai phần bằng một tuyến đường nội bộ, một phần sát mặt đường lớn thì đấu giá xây dựng các công trình lớn, thiết kế đẹp và hiện đại. Phần còn lại sẽ dùng vào việc tái định cư cho chính những người trước đây ở mặt đường phải di dời dành đất xây đường. Làm như vậy sẽ bớt đi tình trạng bất công giữa người phải di dời và những người có nhà phía sau trong ngõ ngách bỗng dưng ngày đẹp trời lại ra mặt đường. “Người ở mặt đường được tái định cư tại chỗ, vẫn ở nhà mặt đường tuy có thể nhỏ hơn. Tranh chấp, khiếu kiện cũng sẽ bớt đi. Người dân sẽ vui vẻ với việc mở đường”, ông Bầu nói.

Ông Bầu cho biết thêm, sở dĩ đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa bị dư luận phê phán nhiều vì chỉ vỏn vẹn có 1km đường nhưng chi phí tại thời điểm năm 2000 đã lên tới 1.000 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ đồng/1m đường). Trong đó hơn 90% chi phí phải đi lo giải phóng mặt bằng, đền bù. Theo đề xuất của ông Bầu, nếu đấu giá quỹ đất hai bên tuyến đường này thời điểm đó đã thừa tiền để làm đường; đồng thời, tiền bồi thường cho nhà trong ngõ cũng giảm rất nhiều.

xây đường, xây phố
Chung cư Gamuda Gardens. Hà Nội chi hàng trăm nghìn tỷ mở đường nhưng lại “quên” việc xây phố

Chưa triển khai quyết liệt

Nhưng vì sao đề xuất của ông Đào Văn Bầu khi đó đã được Sở Địa chính nhà đất ủng hộ lại không đi vào thực tế? “Đến bây giờ cũng không ai trả lời tôi. Lúc đó nộp lên lãnh đạo UBND thành phố nói sẽ xem xét. Không có ai chê nhưng cũng không có ai trả lời”, ông Bầu cho biết. Bản thân đã có hàng chục năm làm giám đốc một doanh nghiệp nhà nước về phát triển nhà ở, xây dựng hàng ngàn căn hộ như Giảng Võ, Thành Công, Kim Liên, Trung Tự,… nên ông Bầu rất xót xa khi thấy giá trị địa tô của nhà nước lại rơi vào tay tư nhân.

Thực tế kể từ sau khi đề xuất của ông Bầu không được chấp thuận đến nay, hàng trăm tuyến đường mở ra đều phát sinh hàng trăm trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo. Việc nhà dân tự xây bám kinh doanh mặt đường nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch sắp xếp đã tạo ra nhiều hệ luỵ xấu về quản lý đô thị.

Năm 2012, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô. Khoản 3, Điều 9 của Luật này quy định rõ, khi triển khai dự án phát triển đường giao thông theo quy hoạch đã được phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền của TP. Hà Nội; đồng thời, tổ chức thu hồi đất hai bên đường để sử dụng theo quy hoạch. Việc thu hồi đất trong trường hợp này được áp dụng như trường hợp thu hồi đất trong cùng dự án. Trường hợp quy hoạch có xây dựng nhà ở tái định cư tại chỗ hoặc thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh thì ưu tiên cho người có đất bị thu hồi được tái định cư hoặc tham gia dự án sản xuất, kinh doanh đó

(Theo Tiền phong Online)

Thắc mắc về lối đi chung

Câu hỏi của bạn đọc CafeLand có nội dung:
Người bán nhà cho tôi chuyên thu mua nhà đất, rồi quy hoạch phân lô và xây nhà để bán. Cụ thể, anh ấy mua căn hộ (Phần A) của một hộ dân đã có sổ đỏ, sau đó lại mua lô đất bên cạnh của hộ khác (sau này anh ta chia thành các phần B,C,D,E,G,H) cũng có sổ đỏ.

Sau khi anh ta chia phần đất mua thêm thành từng ô như hình vẽ, phần B là lối đi cho 2 phần G,H và tiến hành xây dựng, tách phần mua thêm C,D,E,G,H thành 5 sổ đỏ riêng biệt đều đứng tên anh ấy.

Thắc mắc về lối đi chung

Đầu tiên, anh ấy bán cho người mua căn hộ C, có ký kết là “chung ngõ B” và đã sang tên sổ đỏ cho chủ hộ C (sau này tôi mới biết).

Sau đó tôi mua căn hộ A, tôi và anh ta ký cam kết là “chung ngõ B” (vì 2 căn H,G vẫn của anh ta).

Các giấy tờ lập tại công chứng và gửi lên Văn phòng nhà đất Quận, trên Quận đã nhận và cho giấy hẹn lên lấy Sổ đỏ vì vậy tôi tiến hành thanh toán 100% tiền cho bên bán. 3 tháng sau (gần ngày hẹn lên lấy sổ) Văn phòng nhà đất Quận lại gửi công văn yêu cầu gia đình tôi bổ sung bản cam kết đồng ý cho chung ngõ B của chủ hộ C.

Khi tôi hỏi chủ hộ C về việc này thì họ nói đã ký kết với chủ đất cũ rồi. Vậy giờ tôi phải làm sao? Văn phòng nhà đất Quận làm như thế có đúng không? Mong luật sư giải đáp giúp. Xin cảm ơn.

lemanhha72@…

Luật sư Trần Thị Thanh Nga – Công ty luật TNHH Đất Luật trả lời:

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 thì quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề được xác lập theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật. Trong trường hợp quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đã được xác lập cho chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất thì người được chuyển giao nhà, quyền sử dụng đất cũng được hưởng quyền đó.

Đồng thời BLDS cũng quy định, trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong mà không có đền bù. Do vậy, việc Văn phòng nhà đất Quận yêu cầu bạn bổ sung bản cam kết đồng ý cho chung ngõ B của chủ hộ C là đúng theo quy định pháp luật.

theo CafeLand kết hợp Công ty luật TNHH Đất Luật

Hà Nội: Cây đổ sau mưa dông, nữ sinh trường Chu Văn An gãy cả tay chân

Trận mưa dông kèm gió lớn khiến 1 cây cổ thụ trong khuôn viên trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) bị gãy đổ khiến 4 học sinh bị thương, trong số đó 1 nữ sinh bị gãy cả tay và chân đang chờ phẫu thuật.

Khoảng hơn 8h sáng 31/3, trận mưa dông kèm theo gió lớn xảy ra khiến một gốc xà cừ cổ thụ trong sân trường THPT Chu Văn An (quận Tây Hồ, Hà Nội) bất ngờ bị đổ. Vào thời điểm này, một số học sinh đang di chuyển giữa các dãy nhà để chuyển tiết học. Không may 4 học sinh của lớp 10 Nhật (gồm 3 học sinh nữ và 1 học sinh nam) đã bị cành cây va trúng.

 

Hà Nội: Cây đổ sau mưa dông, nữ sinh trường Chu Văn An gãy cả tay chân - Ảnh 1.

Chung cư Gamuda Gardens. Hiện trường cây đổ khiến 4 học sinh bị thương.

Xem tiếp “Hà Nội: Cây đổ sau mưa dông, nữ sinh trường Chu Văn An gãy cả tay chân”

Bi hài lão bà trộm xế hộp của con gái mang đi cầm đồ

Chung cư the Zen. Sau khi mang chiếc xế hộp của con gái đi cầm cố, bà lão bỏ trốn gần một năm trời. Khi quay về chiếc xe đã bị kẻ nhận thế chấp “xẻ thịt” bán phụ tùng.

Ngày 30/3, TAND TP. HCM đã tiến hành xét xử đối với bị cáo Nguyễn Thị Hoa (67 tuổi, ở phường An Lạc, quận Bình Tân, TP.HCM) về tội “Trộm cắp tài sản”.

Do chỉ có một người con gái nên năm 2014, bà Hoa được con gái là chị Nguyễn Thị Bích Loan, đón từ quê lên TP.HCM sinh sống. Đến tháng 8/2014, lợi dụng lúc con gái và cháu ngoại vắng nhà, bà Hoa mang chiếc xe gắn máy của cháu ngoại đi cầm đồ lấy 10 triệu đồng Xem tiếp “Bi hài lão bà trộm xế hộp của con gái mang đi cầm đồ”

Có nên mua chung cư The Zen Residence Gamuda hay không?

chung cư The ZEN Residence

Có nên mua chung cư The Zen Residence Gamuda hay không? Trong thời gian vừa rồi, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi dạng tương tự như câu hỏi này. Để cung cấp thêm nhiều thông tin tới khách hàng, chúng tôi xin đưa ra những lý do mà không phải dự án nào cũng có được những ưu điểm để khách hàng yên tâm hơn khi mua và sở hữu căn hộ The Zen Residence thuộc khu đô thị GAMUDA GARDENS, khu đô thị đáng sống nhất tại Hà Nội.

Xem tiếp “Có nên mua chung cư The Zen Residence Gamuda hay không?”