Đầu tư nhà phố thương mại liệu có “ăn trái đắng” vì chiến dịch vỉa hè?

Tại Hà Nội, chiến dịch lấy lại vỉa hè đang khiến giá thuê nhà mặt phố lao dốc do kinh doanh khó khăn. Phân khúc nhà phố thương mại, vốn được nhiều nhà đầu tư quan tâm và tăng giá rất nhanh trong năm qua cũng sẽ chịu nhiều tác động từ chiến dịch này.

Kinh doanh gặp khó

Bộ mặt nhiều tuyến phố tại Hà Nội đã có sự thay đổi đáng kinh ngạc sau nửa tháng thực hiện chiến dịch lấy lại vỉa hè. Dù chiến dịch này giúp vỉa hè nhiều tuyến phố thông thoáng hơn nhưng lại ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các cửa hàng thương mại mặt phố.

Là chủ một cửa hàng thời trang trên phố Huế (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), anh Vinh tiết lộ, khi chính quyền lấy lại vỉa hè, doanh thu bán hàng của shop thời trang anh quản lý giảm đáng kể. Do gặp khó khăn trong kinh doanh nên anh cho biết, anh đã phải nhượng lại cửa hàng cho người khác để tìm địa điểm kinh doanh mới.

đòi lại vỉa hè
Chiến dịch đòi lại vỉa hè khiến hoạt động kinh doanh
nhà mặt phố gặp khó khăn (Ảnh Thiều Quang)

Trao đổi với BizLIVE, chủ một quán ăn trên phố Hoàng Cầu (quận Đống Đa) cũng kêu trời vì sụt giảm doanh thu. Chủ quán ăn này cho biết, chủ quán phải tận dụng một phần vỉa hè do hàng ăn có diện tích khá hẹp. Tuy nhiên, từ nửa tháng nay, không những không tận dụng bán hàng trên vỉa hè, mà việc để xe của khách cũng gặp khó khăn, khiến lượng khách đến quán giảm hẳn. Do đó,  anh cũng đang chuyển nhượng cửa hàng cho người khác.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hoạt động kinh doanh nhà mặt phố đang gặp khó sau khi Hà Nội thực hiện chiến dịch lấy lại vỉa hè cho người đi bộ trên toàn thành phố. Điều này khiến rất nhiều chủ cửa hàng tính đến chuyện tìm kiếm mặt bằng kinh doanh mới. Một số khác tiếp tục kinh doanh với điều kiện thỏa thuận được với chủ nhà giảm giá thuê mặt bằng…

Nhà phố thương mại sẽ hết sốt?

Giám đốc Sàn giao dịch BĐS Hải Phát, ông Vũ Kim Giang nhận định, chiến dịch lấy lại vỉa hè chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu của các cửa hàng kinh doanh mặt phố. Do đó, giá thuê nhà mặt phố bị ảnh hưởng là đương nhiên.

Tuy nhiên, về tác động của chiến dịch lấy lại vỉa hè đến sản phẩm nhà phố thương mại (shophouse), phân khúc đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm và có sự tăng giá rất nhanh trong năm qua, ông Giang cho rằng, rất khó đánh giá được ảnh hưởng cụ thể. Bởi theo ông Giang, các dự án nhà phố thường có quy hoạch đồng bộ từ trước, nên nếu vỉa hè vẫn để được xe thì hoạt động kinh doanh sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.

nhà phố thương mại
Giá bán các dự án Shophouse được dự đoán sẽ gián tiếp chịu ảnh hưởng từ chiến dịch lấy lại
vỉa hè. Trong ảnh là dự án nhà phố thương mại 24h Vạn Phúc đang được chào bán giá
170 triệu đồng/m2, tăng từ 50-90 triệu/m2 so với thời điểm mới chào bán (Ảnh Thiều Quang)

Trao đổi với BizLIVE, Giám đốc Sàn giao dịch BĐS Phúc Hà, ông Lại Văn Tư cũng cho rằng, do người Việt có thói quen mua hàng là đi đâu cũng gắn với phương tiện cá nhân nên chiến dịch lấy lại vỉa hè Hà Nội đang tác động rất xấu đến hoạt động kinh doanh của các cửa hàng mặt phố.

Ông Tư nói: “Nếu không thể gửi xe, hoặc việc gửi xe gặp bất tiện, người mua sắm sẽ không muốn dừng lại mua hàng nữa”. Ông Tư cũng cho biết thêm, muốn thu hút khách hàng, các cửa hàng mặt phố kinh doanh phải rất đặc biệt, để khách chấp nhận sự bất tiện trong việc gửi xe vào mua sắm. Cũng theo ông Tư, thói quen mua sắm của người dân có thể sẽ có nhiều thay đổi bởi Hà Nội chắc chắn sẽ rất nghiêm trong việc lấy lại vỉa hè.

Cụ thể,  thay vì việc mua sắm tại các cửa hàng mặt phố, khách hàng sẽ có xu hướng mua sắm tại các trung tâm mua sắm lớn hơn do gửi xe thuận tiện và có nhiều dịch vụ khác. Ông Tư cho rằng, xu hướng này sẽ khiến nhiều nhà đầu tư đánh giá lại hiệu quả của việc đầu tư nhà phố thương mại, vốn đang được đẩy giá bán lên rất cao hiện nay.

Đồng quan điểm, Chủ tịch Công ty tư vấn Soho Việt Nam, ông Phan Xuân Cần cũng khẳng định, chiến dịch lấy lại vỉa hè tại Hà Nội rõ ràng đang khiến giá thuê mặt bằng kinh doanh tại nhiều tuyến phố giảm giá và chắc chắn sẽ ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến phân khúc nhà phố thương mại. Bởi theo ông Cần, nhà đầu tư nhà phố thương mại kỳ vọng giá trị BĐS sẽ tăng lên hoặc cho thuê lại để hưởng giá trị gia tăng sau đó. Do vậy, nhà đầu tư sẽ khó chấp nhận đầu tư nếu việc cho thuê gặp khó khăn hoặc giá thuê quá thấp.

Theo ông Cần, tại Việt Nam, nhà phố thương mại đang “sốt”, nhưng nhiều nhà đầu tư nhà phố chưa có cái nhìn thực tế rằng không phải vị trí nào cũng tốt, phù hợp cho thuê hoặc kinh doanh.

Ông Cần lấy dẫn chứng tại Thái Lan, nơi từng diễn ra cơn sốt nhà phố thương mại. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nhà đầu tư tại đây phải “ăn trái đắng” vì nhiều dự án nhà phố bị bỏ hoang do việc kinh doanh nhà phố tại nhiều khu vực không hiệu quả như kỳ vọng.

(Theo Nhịp sống kinh doanh)

“Bất động sản nghỉ dưỡng đang thiếu chứ không thừa”

Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản khẳng định: “Hiện nay có rất nhiều quan điểm cho là Việt Nam nhiều resort quá. Với hạ tầng du lịch hiện nay của mình các tổ hợp phức hợp khu du lịch vui chơi của mình chưa ăn thua gì so với thế giới, nhất là phân khúc 5 sao”.

Chiều ngày 14/4, tại Vĩnh Phúc đã diễn ra Tọa đàm “Hạ tầng du lịch – nền tảng cho du lịch Việt Nam cất cánh” với sự tham gia của các lãnh đạo, các chuyên gia kinh tế – bất động sản – du lịch đầu ngành.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho hay, năm 2016, Việt Nam đạt kỷ lục đón 10 triệu lượt khách quốc tế, tăng 26% so với năm 2015. Đây là tin vui của ngành du lịch nhưng con số này vẫn không quá ấn tượng nếu so sánh với các quốc gia lân cận như Singapore, Thái Lan hay Malaysia, với số khách quốc tế từ 15 – 30 triệu lượt khách/năm. Xem tiếp ““Bất động sản nghỉ dưỡng đang thiếu chứ không thừa””

Hà Nội: Điều chỉnh quy hoạch KĐT mới Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2116/QĐ-UBND duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết Khu đô thị (KĐT) mới Hoàng Văn Thụ, tỷ lệ 1/500 tại phường Hoàng Văn Thụ, Thịnh Liệt, Yên Sở, quận Hoàng Mai.

khu đô thị mới
Phối cảnh KĐT mới Hoàng Văn Thụ

Lý do điều chỉnh do Quy hoạch chi tiết KĐT mới Hoàng Văn Thụ, tỷ lệ 1/500 đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 69/2007/QĐ-UBND ngày 21/6/2007.

Tổng diện tích đất nghiên cứu quy hoạch là 282.236m với tổng quy mô dân số khoảng 6.000-6.700 người.

Việc quy hoạch nhằm điều tra, khảo sát và phân tích đánh giá về hiện trạng sử dụng đất, khớp nối các dự án có liên quan, đề xuất cơ cấu quy hoạch đảm bảo đồng bộ về không gian kiến trúc cảnh quan, chức năng sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật. Điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất và các chỉ tiêu kiến trúc quy hoạch từng thành phần chức năng sử dụng đất phù hợp với quy hoạch phân KĐT được duyệt, phù hợp với tính chất, định hướng phát triển đô thị của khu vực và phù hợp với nhu cầu thị trường. Tính toán các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (công trình công cộng, cây xanh, mặt nước, thể dục thể thao, trường học…), đề xuất giải pháp bổ sung điều chỉnh hợp lý nhằm khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất đô thị.

Theo Quyết định số 3431/QĐ-UBND ngày 21/7/2011, UBND thành phố đã cho phép đầu tư dự án KĐT mới Hoàng Văn Thụ. KĐT mới Hoàng Văn Thụ nằm trong khu vực nội đô mở rộng với tính chất là đô thị cải tạo, nâng cấp, xây mới và hiện đã có sự thay đổi. Ngoài ra, khu vực nghiên cứu quy hoạch (tại dự án Khu di dân Đền Lừ III và đấu giá quyền sử dụng đất do UBND quận Hoàng Mai làm chủ đầu tư) đang tồn tại Nghĩa trang Ao Đường, đã được UBND thành phố cho phép điều chỉnh cục bộ quy hoạch theo Văn bản số 380/UBND-ĐT ngày 26/01/2017.

Ngày 08/02/2017, UBND TP. Hà Nội có công văn số 436/UBND-KT chấp thuận chủ trương cho phép Tổng Công ty Đầu tư phát triển Hạ tầng đô thị UDIC được góp vốn đầu tư ngoài doanh nghiệp để hợp tác với Công ty CP Thương mại Ngôi nhà mới, Công ty CP Đầu tư và Thương mại Louis thành lập Công ty CP Đầu tư phát triển đô thị Hoàng Mai để thực hiện dự án KĐT mới Hoàng Văn Thụ.

(Theo Vietstock)
Chung cư Gamuda

Vĩnh Phúc: Cải tạo và phát triển đô thị tại Phúc Yên và Yên Lạc

Mới đây, Sở Xây dựng Vĩnh Phúc vừa báo cáo Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cải tạo, chỉnh trang và phát triển đô thị khu vực I thị trấn Yên Lạc và khu vực II thị xã Phúc Yên.

Theo đó, quy hoạch tỷ lệ 1/500 cải tạo, chỉnh trang và phát triển đô thị khu vực I thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc có diện tích quy hoạch là 55,96 ha và theo 2 giai đonạ. Tổng kinh phí dự kiến trên 82,5 tỷ đồng. Đây là bước cụ thể hóa quy hoạch phân khu B1 trong Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc và tạo tiền đề cho công tác cải tạo, nâng cấp và làm mới hệ thống hạ tầng, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong khu vực. Đồng thời, là cơ sở để quản lý việc đầu tư xây dựng và cải tạo đô thị theo quy hoạch, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

Khu vực II thị xã Phúc Yên có diện tích 80,47 ha nằm trong phạm vi phường Hùng Vương, thuộc phân khu C2 Đô thị Vĩnh Phúc. Việc xây dựng và triển khai đồ án quy hoạch nhằm cụ thể hóa điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tạo cơ sở pháp lý lập kế hoạch khai thác, sử dụng quỹ đất một cách hợp lý, đánh giá thực trạng sử dụng đất, tạo cảnh quan không gian kiến trúc hiện đại, phù hợp với sự phát triển của cả khu vực. Tổng vốn đầu tư trên 239 tỷ đồng và sẽ được triển khai theo 2 giai đoạn (2017-2020 và 2021-2030).

quy hoạch Vĩnh Phúc
Toàn cảnh buổi báo cáo

Tại buổi báo cáo, các đại biểu đề nghị Sở Xây dựng và các đơn vị tư vấn tiếp tục nghiên cứu, khớp nối với quy hoạch phát triển dịch vụ, thương mại tổng hợp; tính toán lại nguồn kinh phí đầu tư, có giải pháp kết nối các tuyến đường được cải tạo, nâng cấp cho phù hợp; quy hoạch phát triển hệ thống giao thông, cấp thoát nước, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương. Đồng thời, quan tâm đến công tác quản lý môi trường, chỉnh trang nhà cửa của các hộ dân, đặc biệt là nguồn nước phục vụ cuộc sống.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Văn Trì yêu cầu Sở Xây dựng tiếp tục nghiên cứu, nâng cao chất lượng quy hoạch trên nguyên tắc hướng đến sự hiện đại nhưng giữ nguyên hiện trạng sẵn có. Khi lập quy hoạch phải nghiên cứu kỹ phong tục, tập quán, lối sống của người dân. Bên cạnh đó, tính toán lại nguồn lực đầu tư và có lộ trình triển khai cụ thể cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế; tạo sự kết nối chung giữa các quy hoạch, giữa các quy hoạch sử dụng đất, phát triển hệ thống giao thông, cây xanh, đất dành cho phát triển hạ tầng xã hội; quan tâm đến hệ thống cấp thoát nước, công tác bảo vệ môi trường và có giải pháp quản lý về mặt kiến trúc.

(Theo Báo Xây dựng Online)
Chung cư Gamuda

Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết KĐTM Văn Phú

Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Văn Phú tại các ô đất quy hoạch ký hiệu CT10, CT11 và đường giao thông, tỷ lệ 1/500.

Khu đô thị mới Văn Phú
Tổng thể quy hoạch Khu đô thị mới Văn Phú

Cụ thể, khu vực điều chỉnh quy hoạch thuộc địa giới hành chính phường Phú La, quận Hà Đông có tổng diện tích khoảng 7.023m2 với quy mô dân số khoảng 1.734 người.

Nguyên tắc điều chỉnh là kế thừa nội dung cơ bản của điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới Văn Phú (lần 2) đã được UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) phê duyệt tại Quyết định số 927/QĐ-UBND ngày 14/4/2008, điều chỉnh cục bộ các ô đất CT10, CT11 và đường giao thông (thực hiện theo các văn bản số 237/BXD-HĐXD ngày 9/2/2010 của Bộ Xây dựng và Văn bản số 1223/HĐXD-QLKT ngày 16/11/2016 của Cục Quản lý hoạt động xây dựng).

Điều chỉnh chức năng đất đường giao thông (khoảng 505m2) và gộp với ô đất quy hoạch ký hiệu CT10, CT11 thành ô đất quy hoạch ký hiệu CT10 trên cơ sở từ tầng 1 đến tầng 5 giữ nguyên theo thiết kế cơ sở đã được Bộ Xây dựng tham gia ý kiến tại các công văn số 237/BXD-HĐXD ngày 9/2/2010, từ tầng kỹ thuật đến tầng mái giữ nguyên theo thiết kế cơ sở điều chỉnh đã được Cục Quản lý hoạt động xây dựng thẩm định kèm theo công văn số 1223/HĐXD-QLKT ngày 16/11/2016, nhưng vẫn đảm bảo chức năng sử dụng đất và các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc phù hợp theo quy hoạch phân khu đô thị S4, tỷ lệ 1/5000 được duyệt và khớp nối đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật với dự an đầu tư Khu đô thị mới Văn Phú.

Đồng thời, đảm bảo tuân thủ quy chuẩn quy hoạch xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008/BXD, tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành và các quy chuẩn, quy định hiện hành có liên quan, khớp nối đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan toàn Khu đô thị mới Văn Phú.

Những nội dung khác không thuộc nội dung điều chỉnh tại các ô đất nêu trên được giữ nguyên theo điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới Văn Phú (lần 2); điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Văn Phú tại các ô đất quy hoạch ký hiệu CT1, CT2, CT3, CT4, CT5, CT6, CT8, tỷ lệ 1/500 (phần quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan); điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Văn Phú tại các ô đất quy hoạch ký hiệu C4, C6, CT7, tỷ lệ 1/500 (phần quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất) và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Văn Phú tại các ô đất quy hoạch ký hiệu X10, X13, HT01, tỷ lệ 1/500 (phần quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan) được duyệt.

(Theo Báo xây dựng Online)
Chung cư Gamuda

KHÁI NIỆM NHÀ MẶT PHỐ

nhà phố thương mại Gamuda
nhà phố thương mại Gamuda

Khi mua bán bất động sản thương mại, tư vấn đầu tư mua và bán nhà mặt phố là một trong những danh mục đầu tư được nhiều nhà đầu tư ưa thích. Vậy nhà mặt phố là gì, định nghĩa hay khái niệm cơ bản về nhà mặt phố như thế nào là đúng. Mời các bạn cũng LUXHOMES đi làm rõ khái niệm nhà mặt phố trong bài viết ngắn này.

Nhà mặt phố có những đặc điểm cơ bản sau để phân biệt với các loại hình bất động sản khác.

  1. Nhà mặt phố phải có vị trí mặt tiền chính tiếp xúc trực tiếp với mặt phố chính.
  2. Nhà mặt phố phải phải sở hữu toàn bộ cả móng và cấu trúc thân nhà riêng biệt.
  3. Nhà mặt phố phải sở hữu toàn bộ phần không gian phía trên mặt đất, trên nóc nhà.

Một số trường hợp không được xem là nhà mặt phố

  1. Nhà chung cư tầng 1 tọa lạc trên mặt đường chính mặc dù có thể sử dụng kinh doanh. Dạng nhà này chỉ có thể gọi là Kios kinh doanh.
  2. Nhà sở hữu chung không gian sinh hoạt. Chủ sở hữu mỗi tầng là khác nhau. Cấu trúc nhà giữa các tầng phụ thuộc nhau và không có tính độc lập, riêng biệt.

Trên đây là cách phân biệt và nhận biết nhà mặt phố để quý độc giả cũng như nhà đầu tư tham khảo trong việc mua bán nhà mặt phố. Cảm ơn quý độc giả đã chăm chú đọc hết bài viết của chúng tôi.

Tác giả: L.Wood Gate

Nguồn: http://luxhomes.vn