Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết KĐTM Văn Phú

Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Văn Phú tại các ô đất quy hoạch ký hiệu CT10, CT11 và đường giao thông, tỷ lệ 1/500.

Khu đô thị mới Văn Phú
Tổng thể quy hoạch Khu đô thị mới Văn Phú

Cụ thể, khu vực điều chỉnh quy hoạch thuộc địa giới hành chính phường Phú La, quận Hà Đông có tổng diện tích khoảng 7.023m2 với quy mô dân số khoảng 1.734 người.

Nguyên tắc điều chỉnh là kế thừa nội dung cơ bản của điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới Văn Phú (lần 2) đã được UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) phê duyệt tại Quyết định số 927/QĐ-UBND ngày 14/4/2008, điều chỉnh cục bộ các ô đất CT10, CT11 và đường giao thông (thực hiện theo các văn bản số 237/BXD-HĐXD ngày 9/2/2010 của Bộ Xây dựng và Văn bản số 1223/HĐXD-QLKT ngày 16/11/2016 của Cục Quản lý hoạt động xây dựng).

Điều chỉnh chức năng đất đường giao thông (khoảng 505m2) và gộp với ô đất quy hoạch ký hiệu CT10, CT11 thành ô đất quy hoạch ký hiệu CT10 trên cơ sở từ tầng 1 đến tầng 5 giữ nguyên theo thiết kế cơ sở đã được Bộ Xây dựng tham gia ý kiến tại các công văn số 237/BXD-HĐXD ngày 9/2/2010, từ tầng kỹ thuật đến tầng mái giữ nguyên theo thiết kế cơ sở điều chỉnh đã được Cục Quản lý hoạt động xây dựng thẩm định kèm theo công văn số 1223/HĐXD-QLKT ngày 16/11/2016, nhưng vẫn đảm bảo chức năng sử dụng đất và các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc phù hợp theo quy hoạch phân khu đô thị S4, tỷ lệ 1/5000 được duyệt và khớp nối đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật với dự an đầu tư Khu đô thị mới Văn Phú.

Đồng thời, đảm bảo tuân thủ quy chuẩn quy hoạch xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008/BXD, tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành và các quy chuẩn, quy định hiện hành có liên quan, khớp nối đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan toàn Khu đô thị mới Văn Phú.

Những nội dung khác không thuộc nội dung điều chỉnh tại các ô đất nêu trên được giữ nguyên theo điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới Văn Phú (lần 2); điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Văn Phú tại các ô đất quy hoạch ký hiệu CT1, CT2, CT3, CT4, CT5, CT6, CT8, tỷ lệ 1/500 (phần quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan); điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Văn Phú tại các ô đất quy hoạch ký hiệu C4, C6, CT7, tỷ lệ 1/500 (phần quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất) và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Văn Phú tại các ô đất quy hoạch ký hiệu X10, X13, HT01, tỷ lệ 1/500 (phần quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan) được duyệt.

(Theo Báo xây dựng Online)
Chung cư Gamuda

KHÁI NIỆM NHÀ MẶT PHỐ

nhà phố thương mại Gamuda
nhà phố thương mại Gamuda

Khi mua bán bất động sản thương mại, tư vấn đầu tư mua và bán nhà mặt phố là một trong những danh mục đầu tư được nhiều nhà đầu tư ưa thích. Vậy nhà mặt phố là gì, định nghĩa hay khái niệm cơ bản về nhà mặt phố như thế nào là đúng. Mời các bạn cũng LUXHOMES đi làm rõ khái niệm nhà mặt phố trong bài viết ngắn này.

Nhà mặt phố có những đặc điểm cơ bản sau để phân biệt với các loại hình bất động sản khác.

  1. Nhà mặt phố phải có vị trí mặt tiền chính tiếp xúc trực tiếp với mặt phố chính.
  2. Nhà mặt phố phải phải sở hữu toàn bộ cả móng và cấu trúc thân nhà riêng biệt.
  3. Nhà mặt phố phải sở hữu toàn bộ phần không gian phía trên mặt đất, trên nóc nhà.

Một số trường hợp không được xem là nhà mặt phố

  1. Nhà chung cư tầng 1 tọa lạc trên mặt đường chính mặc dù có thể sử dụng kinh doanh. Dạng nhà này chỉ có thể gọi là Kios kinh doanh.
  2. Nhà sở hữu chung không gian sinh hoạt. Chủ sở hữu mỗi tầng là khác nhau. Cấu trúc nhà giữa các tầng phụ thuộc nhau và không có tính độc lập, riêng biệt.

Trên đây là cách phân biệt và nhận biết nhà mặt phố để quý độc giả cũng như nhà đầu tư tham khảo trong việc mua bán nhà mặt phố. Cảm ơn quý độc giả đã chăm chú đọc hết bài viết của chúng tôi.

Tác giả: L.Wood Gate

Nguồn: http://luxhomes.vn

SỰ KHÁC NHAU GIỮA NHÀ MẶT PHỐ VÀ SHOP HOUSE

Nhà phố thương mại Gamuda
nhà phố thương mại Gamuda

Để tạo ra sức hấp dẫn trong đầu tư bất động sản. Nhiều chủ đầu tư khi quy hoạch khu đô thị đã đưa ra thêm dòng sản phẩm đầu tư mới cho nhà đầu tư lựa chọn trong những năm gần đây, đó chính là hình thức đầu tư shop house hay nói cách khác là nhà phố thương mại Gamuda.

Vậy Shop house là gì? Chính khái niệm và định nghĩa về shop house khá mới mẻ và cũng mơ hồ nên đã khiến nhiều nhà đầu tư bất động sản nhầm lẫn giữa nhà mặt phố và shop house khi lựa chọn sản phẩm đầu tư. Bài viết này sẽ giúp nhà đầu tư định hình rõ nét hơn về hai danh mục bất động sản thương mại có hoạt động đầu tư sôi động nhất hiện nay.

VỀ MỤC ĐÍCH ĐẦU TƯ

Khi đầu tư nhà mặt phố hay shop house nhà đầu tư đều hướng đến hoạt động kinh doanh thương mại hoặc cho thuê lại. Nhưng danh mục dịch vụ kinh doanh của nhà mặt phố thương mại Gamuda có tính đa dạng hơn rất nhiều so với shop house. Những dịch vụ kinh doanh cơ bản giống nhau giữa nhà mặt phố và shop house là các dịch vụ tiện ích cho cư dân lân cận như kinh doanh bán nhà hàng ăn, thời trang, cửa hàng tiện ích, siêu thị mini, kinh doanh hàng nhu yếu phẩm.

Do shop house có tính đặc thù gắn với quy hoạch của khu đô thị nên sẽ hạn chế hơn nhà mặt phố trong các hoạt động kinh doanh cần sự chuyên môn cao hơn như làm trụ sở, văn phòng công ty, dịch vụ khách sạn, hoặc các mặt hàng dịch vụ đặc thù có tính quần thể hoặc địa phương.

VỀ VỊ TRÍ VÀ THIẾT KẾ

Shop house thường nằm trong một khu đô thị có quy hoạch hoàn chỉnh, và tiếp giáp với tuyến đường nội bộ của khu đô thị. Ngoài ra thiết kế xây dựng của shop house là thiết kế quy hoạch cứng không thể điều chỉnh cũng như không thể thay đổi cấu trúc. Nhà mặt phố thì khác, nhà đầu tư có thể xin cấp phép để thay đổi cấu trúc, cũng như xây dựng lại một cách độc lập mà không ảnh hưởng đến cấu trúc, quy hoạch của những ngôi nhà kế bên. Điều này làm cho nhà mặt phố có thể dễ dàng điều chỉnh công năng sử dụng cao hơn shop house đối với những dịch vụ kinh doanh có tính chuyên môn cao như tòa nhà văn phòng, khách sạn…miễn là khu đất đó đủ diện tích xin cấp phép quy hoạch và xây dựng.

VỀ ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG

Các dịch vụ cung cấp bởi shop house đa phần hướng đến đối tượng khách hàng nằm trong quần thể khu đô thị đó, việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng ngoài khu đô thị hạn chế hơn do đặc thù quy hoạch và thiết kế. Đối với nhà mặt phố với đặc thù nằm trên mặt phố nhiều người đi lại và dễ tiếp cận nên ngoài khách hàng trong khu vực lân cận, nhà mặt phố còn hấp dẫn một lượng lớn đối tượng khách hàng vãng lai hoặc khách hàng thường xuyên đi lại trên tuyến phố đó do thuận lợi từ việc tiếp cận dịch vụ.

Những phân biệt trên đây sẽ phần nào giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể hơn trong việc quyết định đầu tư khi lựa chọn shop house hay nhà mặt phố tùy thuộc vào danh mục đầu tư cũng như dịch vụ kinh doanh mà nhà đầu tư muốn hướng đến.

Tác giả: L.Wood Gate

Nguồn: http://luxhomes.vn

Giá nhà đất quanh tuyến Metro liên tục tăng mạnh

Tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên đang dần đi vào hoàn thiện không chỉ làm thay đổi diện mạo cho khu Đông mà còn tác động trực tiếp đến giá bán BĐS nằm quanh điểm trung chuyển này.

Là yếu tố quan trọng kích thích hạ tầng khu Đông, nhà đất quanh tuyến Metro số 1 ngày càng có sức hút, trở thành điểm nóng được dân đầu tư đặc biệt quan tâm. Với thị trường căn hộ, tuyến Metro đang được ví như nam châm hút dự án khi có hàng chục dự án lớn nhỏ liên tục mọc lên quanh các điểm trung chuyển của tuyến đường này.

Ghi nhận thực tế cho thấy, các dự án căn hộ, nhà phố, đất nền nằm gần tuyến đường này đang có thanh khoản rất tốt. Cụ thể, trong buổi mở bán dự án Him Lam Phú An (Q.9) gần đây, toàn bộ 308 căn hộ của block A đã được mua chỉ trong 2h đồng hồ. Bên cạnh nhu cầu mua an cư, có không ít khách hàng mua để đầu tư. Một trong những lí do khiến dự án này được quan tâm là có vị trí  kết nối với  trạm ga số 9 của tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên. Theo chia sẻ từ một nhà đầu tư thì quy hoạch ga số 9 có cầu bộ hành bắc ngang qua xa lộ Hà Nội nên di chuyển từ tuyến Metro đến dự án cũng chỉ còn 350m, mất khoảng 3 phút đi bộ. Đối với nhà đầu tư lựa chọn phương thức cho thuê căn hộ thì một dự án kề cận trạm Metro càng dễ thanh khoản và tiềm năng tăng giá cao. Hiện giá chào bán thứ cấp của Him Lam Phú An đã tăng thêm 5% chỉ sau 2 tháng.

Giá bán nhiều dự án cũng theo tốc độ hoàn thiện của Metro mà tăng liên tục từ 5 -10%. Thông thường một dự án nằm gần trạm trung chuyển công cộng có giá thuê hoặc giá bán cao hơn từ 6 – 45% so với những tòa nhà nằm xa hơn. Điều này đã được kiểm chứng tại một loạt dự án căn hộ nằm gần các trạm trung chuyển metro hiện tại như Lavita Garden (nằm ngay ga số 10 của tuyến Bến Thành – Suối Tiên), Nassim Thảo Điền (gần ga số 7) Cantavil Premier, Thảo Điền Pearl, Vista An Phú, Vinhomes Golden River,  Gateway, Park Riverside… nhờ hưởng lợi từ tuyến Metro mà thanh khoản tăng mạnh, hoàn thành bán ra chỉ sau 1 – 2 năm tùy số lượng. Giá thứ cấp cũng tăng từ 100-300 USD/m2 tùy vị trí gần hay xa Metro Sài Gòn – Suối Tiên.

bất động sản quanh Metro
Chung cư Gamuda Hoàng Mai. Không chỉ các dự án cao cấp chiếm lĩnh được quỹ đất vàng gần tuyến Metro, nhiều căn hộ trung cấp
cũng đang được triển khai rộng rãi quanh tuyến đường sắt này. Ảnh: Phương Uyên

Riêng với thị trường đất nền, giá nhà đất gần các trạm ga Metro biến động khá mạnh. Khu vực quận 2, quận 9, Thủ Đức có nơi giá đất đã tăng gấp đôi so với cách đây 2 năm. Ông Phạm Văn Phú, chủ một khu đất hơn 120m2 gần khu vực ga Bình Thái (nhà ga số 10 tuyến metro số 1, Thủ Đức) cho biết nếu đầu năm 2016, nhiều người ngỏ ý mua lại nền đất này với giá 3,7 tỷ thì hiện tại, ông đã tách sổ 2 thửa đất, chào bán giá 3,2 tỷ/thửa vẫn có nhiều khách hàng tranh nhau mua.

Cách nhà ga Thủ Đức vài trăm mét, con đường Linh Trung (P.Linh Trung, Q.Thủ Đức) cũng “sôi” lên với chuyện đất đai nhà cửa. Một dãy dài con đường này treo dày đặc biển bán đất, bán nhà. Một căn nhà phố cấp 4 diện tích 100m2, có sổ hồng tại đây hiện được rao bán với giá 28 triệu đồng/m2. Mảnh đất rộng 60m2 cách đó vài trăm mét cũng được chào bán gần 25 triệu/m2. Trong khi trước đó một năm, nhà đất khu vực này chỉ có giá từ 18 -20 triệu/m2.

Khu vực phường Trường Thọ (Q.Thủ Đức) có giá bán biến động khá mạnh, nhiều căn nhà phố, nền đất thổ cư cuối năm 2015 chỉ có giá từ 13-17 triệu/m2 nay được rao bán tới hơn 30 triệu/m2 cũng với lý do ở gần nhà ga, sau này dễ làm ăn. Khu vực  phường Thảo Điền (Q.2) gần bên nhà ga số 7 của tuyến metro số 1 có giá bán từ 50-70 triệu/m2 nay tăng lên 90–120 triệu/m2. Khu vực ga Bình Thái (nhà ga số 10 tuyến metro số 1, Thủ Đức) giá đất hiện tăng hơn 50%. Các tuyến nhà ga số 7 (An Phú) giá đất từ 40 triệu/m2 tăng lên từ 70 triệu/m2, đất quanh khu vực ga số 8 (Rạch Chiếc) tăng từ 30 triệu/m2 lên mức 50 triệu/m2, khu vực ga số 9 (Phước Long), ga số 12 (Khu Công Nghệ Cao) giá đất cũng tăng thấp nhất 40% so với thời điểm 2 năm trước. Theo khảo sát sơ bộ, giá đất hiện tại ở một số vị trí như Trần Não là 210 triệu/m2, Song Hành 160 triệu/m2, Đỗ Xuân Hợp 60 triệu/m2….

Nhìn nhận xu hướng tăng giá BĐS quanh tuyến metro, bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu, Tư vấn và Định giá CBRE Việt Nam cho rằng, các bất động sản nằm trong khu vực tuyến metro số 1 chạy qua bao gồm quận Bình Thạnh, quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức hiện tại đang chào bán với mức giá sơ cấp nhỉnh hơn, dao động trong khoảng 5%, so với các căn hộ có mức độ hoàn thiện và tiện ích tương tự nhưng không nằm gần tuyến đường sắt đô thị. Những dự án có vị trí tốt, nằm gần các trạm trung chuyển có giá cao hơn 10-15% so với những dự án nhà ở vị trí xa hơn.

Những dự án nhà ở chung cư Gamuda kết nối tốt với Metro có khả năng phục hồi nhanh hơn nếu thị trường bị suy thoái. Dự án Metro hoàn thành sẽ kéo theo nhiều cư dân đổ về đây sinh sống, thúc đẩy nhiều dự án nhà ở, căn hộ chung cư phát triển, đặc biệt là dự án nhà giá thấp, căn hộ giá rẻ. Chủ sở hữu toà nhà có tài sản nằm trong phạm vi 500-800m sẽ được hưởng lợi chính từ việc đưa ra mức giá bán/cho thuê cao hơn. Trong tương lai, khi tuyến tàu này đi vào hoạt động, giá đất của khu vực cách ga tàu điện trong vòng mười phút đi bộ có thể tăng 10-20% so với giá đất ở các khu vực khác.

Phương Uyên
(Theo Tuổi trẻ online)

Nguyễn Đình Trung – Từ một nhân viên môi giới thành ông chủ gần 30 dự án BĐS lớn

Nguyễn Đình Trung - Từ một nhân viên môi giới thành ông chủ gần 30 dự án BĐS lớn

Ông Nguyễn Đình Trung-Chủ tịch HĐQT Hưng Thịnh Corp

Doanh nhân Nguyễn Đình Trung hiện là chủ tịch Hưng Thịnh Corp, nắm giữ hơn 82% cổ phần tại công ty này, qua đó sở hữu hàng chục dự án BĐS lớn.

Khởi nghiệp từ nghề môi giới

Gần đây, thị trường địa ốc Sài Gòn nổi lên cái tên Hưng Thịnh, có thể nói là một trong số ít nhà phát triển BĐS có tiếng tăm nhất TP.HCM hiện nay. Trong năm 2016 với khoảng 5.000 căn hộ được bán ra thị trường, có lẽ Hưng Thịnh cũng chỉ là nhà phát triển dự án đứng sau VinGroup và Novaland về thị phần ở thị trường Sài Gòn.

Nếu như cứ 10 người mua nhà tại Tp.HCM thì một nửa là mua nhà của VinGroup và Novaland trong tổng số chừng khoảng 36.000 căn được bán ra thị trường, thì một nửa còn lại, nhà của Hưng Thịnh chiếm khoảng 25%.

Trong vòng 4 năm qua, số lượng nhân sự ở Hưng Thịnh Corp cũng tăng lên đột biến. Từ 400 nhân viên từ 2012 đến nay con số này lên gần 2000 người.

Theo giới thiệu của Hưng Thịnh corp, hiện công ty đang phát triển gần 30 dự án bất động sản khắp TP.HCM, và đang sở hữu 14 công ty thành viên từ đầu tư, xây dựng, thiết kế đến tư vấn bán hàng…

Điều đó cho thấy Hưng Thịnh Corp đang nổi lên là một “thế lực mới” trên thị trường địa ốc, trở thành đại gia địa ốc mới nổi thực thụ nhưng ít ai biết ông chủ đứng sau sở hữu gần 30 dự án BĐS lớn đó là ai, bởi sự kín tiếng của ông.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết chủ tịch HĐQT của Hưng Thịnh hiện là doanh nhân Nguyễn Đình Trung. Ông cũng từng bộc bạch về con đường lập nghiệp đầy gian khổ và cam go của mình. Ông Nguyễn Đình Trung sinh năm 1971 tại Bình Định trong một gia đình nghèo, năm 1990 ông bước vào học chuyên ngành kế toán rồi ra trường mưu sinh với nhiều công việc khác nhau, thậm chí làm công nhân.

Ông từng chia sẻ rằng cái duyên đến với BĐS với ông khá bất ngờ, sau khi mở một văn phòng tư vấn môi giới việc làm trên đường Thành Thái (Tp.HCM), nhiều người nói vị trí đẹp như vậy thì nên làm môi giới địa ốc. Năm 2002, công ty Hưng Thịnh ra đời chuyên hoạt động tư vấn môi giới bất động sản.

Lớn nhanh như “thánh gióng” nhờ trục vớt dự án chết lâm sàng

Thế là, ông Trung đến với bất động sản từ đó. Sau nhiều năm bôn ba với nghề môi giới, khi ông Trung tham gia vào đầu tư bất động sản thì cũng đúng lúc thị trường nhà đất vào cơn sốt giai đoạn 2007-2008. Những dự án đầu tiên của Hưng Thịnh đầu tư và đồng chủ đầu tư ở Tp.HCM, Vũng Tàu và Phan Thiết đã đem lại thành công cho ông.

Đến khi thị trường địa ốc khủng hoảng 2009 – 2012, với chiến lược thâu tóm các dự án “chết lâm sàng”, hợp tác phát triển cùng nhiều đối tác, nhờ đó đến nay Hưng Thịnh Corp đang là một trong những tên tuổi sở hữu hàng chục dự án BĐS lớn.

Ông Nguyễn Đình Trung từng tiết lộ, năm 2016 công ty ông đã M&A và hợp tác đầu tư 14 dự án, trong đó có 7 ở khu Đông, 3 ở khu Tây, 1 dự án tại quận 5, và 4 dự án còn lại ở Khánh Hòa và Vũng Tàu. Hiện tổng quỹ đất lên tới 1.000ha, riêng ở Tp.HCM là 200ha đủ để công ty có định hướng phát triển trong 10 năm tới.

Dự kiến trong năm 2017 Hưng Thịnh sẽ cung cấp ra thị trường trên 5.500 căn hộ ở và 1.000 nền đất, 250 biệt thự biển và 1.000 căn hộ du lịch.

Qua tìm hiểu được biết Hưng Thịnh Corp hiện có vốn điều lệ 790 tỷ đồng, do 10 cổ đông cá nhân sáng lập nên. Trong đó, ông Nguyễn Đình Trung nắm giữ phần lớn cổ phần là 82,29% (tính đến ngày đăng ký kinh doanh mới nhất 30/7/2016), cổ đông lớn còn lại nắm giữ 10% là ông Nguyễn Văn Cường, hiện là chủ tịch HĐQT công ty con là Hưng Thịnh Land.

Thâu tóm tới 14 dự án trong năm 2016

Từ 2011 đến nay, Hưng Thịnh Corp liên tục đi “săn” các dự án “chết lâm sàng” đặc biệt là trong năm qua đã có 14 dự án về tay tập đoàn này.

Nhiều dự án được công ty này hồi sinh như Florita tại khu đô thị Him Lam (quận 7); 9 View (quận 9), Richmond City (Bình Thạnh), Moonlight Boulevard và Moonlight Park View (Bình Tân), MoonLights Residences (quận Thủ Đức), Sky Center (Tân Bình), Melody Residences (Tân Phú), 8X Plus ở (quận 12); 8X Thái An (Gò Vấp) và 8X Đầm Sen (Tân Phú); 91 Phạm Văn Hai (Tân Bình); 26 Nguyễn Thượng Hiền (quận 3); 155 Nguyễn Chí Thanh (quận 10); Metro Apartment (Thủ Đức)…

Cuối năm 2016 mới đây, Hưng Thịnh cũng đã thâu tóm 2 dự án của CP Đầu tư xây dựng Bình Chánh (BCI) là An Lạc Plaza quy mô 463 căn hộ với trị giá 234,5 tỷ và dự án Western Plaza quy mô 10.000m2, giá trị chuyển nhượng 228 tỷ đồng.

Trước đó, vào tháng 7/2016 Hung Thinh Corp cũng đã thâu tóm một dự án gồm 600 căn hộ tại quận Thủ Đức của Chương Dương Golden Land. Đây là dự án có tổng diện tích 14.852,6 m2, do Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Thuận Thành Phát (công ty con của Chương Dương Corp) làm chủ đầu tư. Để sở hữu dự án này, Hung Thinh Corp đã nhận chuyển nhượng 100% vốn tại Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Thuận Thành Phát với tổng giá trị hợp đồng chuyển nhượng là 245 tỷ đồng.

Ngoài ra, Hưng Thịnh cũng đã mua 100% dự án chung cư Bàu Sen tại Tp. Vũng Tàu để hoàn thiện dự án với tên Vũng Tàu Melody.

Gia Bảo

Theo Trí thức trẻ

Batdongsan.com.vn

Tỉnh, thành nào sẽ được xây trung tâm hành chính?

Tỉnh, thành nào sẽ được xây trung tâm hành chính?

Chung cư Gamuda Hoàng Mai. Trung tâm hành chính tập trung của Đà Nẵng.

Thủ tướng đánh giá công tác đầu tư xây dựng công sở và khu hành chính tập trung của nhiều tỉnh thành còn có một số tồn tại, hạn chế…

Chung cư Gamuda Hoàng Mai

Ngày 3/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng khu hành chính tập trung tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo đó, Thủ tướng đánh giá công tác đầu tư xây dựng công sở và khu hành chính tập trung của nhiều tỉnh thành còn có một số tồn tại, hạn chế. Một số dự án đầu tư chưa phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn và điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương; việc xử lý, sắp xếp các trụ sở cũ và huy động nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để tạo nguồn vốn đầu tư chưa hiệu quả; quy mô đầu tư chưa phù hợp với các tiêu chuẩn, định mức sử dụng theo quy định, gây lãng phí.

Tạm dừng xây mới dự án thuộc nhóm A

Để khắc phục các tồn tại, bất cập và bảo đảm hiệu quả đầu tư xây dựng, tiết kiệm ngân sách nhà nước, tránh thất thoát, lãng phí trong điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tạm dừng khởi công mới các dự án đầu tư xây dựng khu hành chính tập trung có vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thuộc nhóm A trong giai đoạn 2017 – 2020, trừ những trường hợp đáp ứng được các yêu cầu sau.

Dự án có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2016 – 2020 của địa phương; đã thực hiện đầy đủ các thủ tục đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phù hợp với khả năng tự cân đối vốn đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2016 – 2020 và thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác.

Phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có phương án tổng thể về xử lý, sắp xếp lại công sở, trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn.

Đối với các dự án đầu tư xây dựng khu hành chính tập trung thuộc nhóm A đã khởi công xây dựng và đang thực hiện dở dang, các địa phương được phép tiếp tục triển khai đối với trường hợp sau đây.

Các dự án chuyển tiếp có sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đảm bảo bố trí được nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương, không yêu cầu hỗ trợ ngân sách trung ương; việc triển khai dự án không ảnh hưởng đến các nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Các dự án chuyển tiếp đang được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công chuyển đổi hình thức đầu tư sang hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) theo quy định tại Nghị định số 15/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư hoặc được điều chỉnh quy mô dự án, phân kỳ đầu tư phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương.

Các dự án thực hiện theo hình thức PPP theo quy định tại Nghị định số 15/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư được ký kết hợp đồng trước ngày ban hành Chỉ thị này.

Trường hợp dự án chuyển tiếp thuộc nhóm A nhưng không đảm bảo cân đối nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương, không thực hiện chuyển đổi hình thức đầu tư hoặc điều chỉnh quy mô dự án, phân kỳ đầu tư phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của địa phương thì phải tạm dừng thực hiện dự án.

Đối với các dự án đầu tư xây dựng khu hành chính tập trung thuộc nhóm B và nhóm C đang triển khai thực hiện, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định theo thẩm quyền việc tạm dừng hoặc tiếp tục triển khai trên cơ sở bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng, pháp luật có liên quan và khả năng cân đối vốn đầu tư.

Thủ tướng yêu cầu việc đầu tư xây dựng khu hành chính tập trung phải gắn với mục tiêu đẩy mạnh cải cách hành chính, công chức, công vụ; nâng cao hệ số cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Khuyến khích đầu tư xây dựng khu hành chính tập trung theo hình thức PPP, hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) để thay thế cho đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Chỉ xây mới khi đáp ứng đủ các điều kiện

Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ được phép quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng khu hành chính tập trung mới theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau.

Trụ sở các cơ quan hành chính hiện tại không đáp ứng yêu cầu sử dụng theo một trong các tiêu chí: Diện tích làm việc của cán bộ, công chức dưới 70% so với tiêu chuẩn, định mức quy định; Trụ sở hiện có đã hết niên hạn sử dụng, bị xuống cấp, có dấu hiệu lún, nứt, nghiêng không đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác, sử dụng; Không phù hợp với công năng sử dụng; Trụ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng hoặc theo yêu cầu sắp xếp lại do không đủ về diện tích đất xây dựng, bố trí rải rác, ở vị trí không thuận lợi, không bảo đảm các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật.

Tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan; đảm bảo các yêu cầu về quy hoạch, tiêu chuẩn, định mức sử dụng theo quy định và hiệu quả đầu tư của dự án; chống thất thoát, lãng phí. Việc đầu tư xây dựng công sở, khu hành chính tập trung phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc; đảm bảo hiệu quả sử dụng; tránh phô trương hình thức, lãng phí tài sản công gây bức xúc xã hội.

Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn khai thác từ quỹ nhà, đất do xử lý, sắp xếp lại nhà đất thuộc sở hữu nhà nước hoặc sử dụng quỹ nhà, đất tại vị trí cũ để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện theo hình thức Hợp đồng BT thì nguồn vốn khai thác từ quỹ nhà, đất do xử lý, sắp xếp lại nhà đất thuộc sở hữu nhà nước hoặc giá trị quỹ nhà, đất tại vị trí cũ sử dụng để thanh toán cho nhà đầu tư phải đáp ứng tối thiểu 50% nhu cầu vốn đầu tư của dự án đầu tư xây dựng khu hành chính tập trung mới.

Trường hợp địa phương thuộc diện đặc biệt khó khăn, không có khả năng cân đối ngân sách địa phương, trụ sở cơ quan hành chính không đáp ứng yêu cầu sử dụng, có nhu cầu thực sự cần thiết đầu tư khu hành chính tập trung; dự án đảm bảo các yêu cầu về quy hoạch, tiêu chuẩn, định mức sử dụng theo quy định, cần ngân sách trung ương hỗ trợ một phần thì phải báo cáo, được Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bằng văn bản.

Theo Bảo Anh

VnEconomy

Chung cư Gamuda Hoàng Mai