Nhà phố thương mại Shophouse The One Central KĐT Gamuda Gardens:
Mặt tiền shophouse Gamuda rộng 5,5m (2 mặt tiền, 1 mặt hướng vào tòa chung cư với 624 căn hộ và 1 mặt hướng ra đường chính khu đô thị).
Diện tích đất 128m2.
Diện tích xây dựng 328m2/ 4 sàn. Xem tiếp “Cần bán căn nhà phố shophouse Gamuda, trả chậm 4 năm, CK 5%”
shophouse Gamuda
Nhà phố kinh doanh sẽ “thất thủ” nếu cấm xe máy? Nhà phố thương mại Gamuda thì không!
Câu chuyện cấm xe máy thời gian gần đây khiến dư luận xôn xao, nhất là những người đang kinh doanh nhà mặt phố lo lắng gặp khó khăn vì mất khách. Lý do là bởi từ trước đến nay, người dân đi xe máy có thói quen tạt vào những cửa hàng ở mặt đường để mua đồ, ăn uống.
Xem tiếp “Nhà phố kinh doanh sẽ “thất thủ” nếu cấm xe máy? Nhà phố thương mại Gamuda thì không!”
Vì sao nên mua nhà phố thương mại Gamuda Gardens?
Vì sao nên mua nhà phố thương mại Gamuda Gardens?
Sở dĩ nên sở hữu một căn nhà phố thương mại Gamuda bởi:
+ Nhà phố thương mại Gamuda được xây dựng theo phong cách tiện nghi, hiện đại, trang nhã
và sang trọng.
+ Nhà phố thương mại Gamuda – Shop House Gamuda sở hữu những dịch vụ và tiện ích cao cấp; thừa hưởng bầu không khí trong lành và không gian xanh giúp cả khách hàng tham quan và chủ sở hữu đều cảm thấy thoải mái. Xem tiếp “Vì sao nên mua nhà phố thương mại Gamuda Gardens?”
Tại sao nên mua nhà phố Gamuda Gardens?
lành mạnh trong một khu Đô thị tốt nhất Hà Nội. Không chỉ mang đến tiện ích cho một cư dân trong khu Đô Thị , Shop House Gamuda con là điểm đến giao thương, kinh doanh:- Khu Đô thị Gamuda Gardens 12.000 cư dân
– Hơn 500.000 cư dân trong bán kính 5km
– Trường liên cấp quốc tế SIS với hơn 2.000 học sinh, giáo viên
– Hơn 500 học sinh , giáo viên trường mẫu giáo IQ Montessori, Trường công cấp 1,2
– Công viên Yên Sở với 2.000 lượt khách tham quan mỗi ngày
– LePARC by Gamuda
– Hơn 400 nhân viên trạm cung ứng nhiên liệu và BV Quốc tế
– Chung cư cao cấp Gamuda 8.000 cư dân
– KĐT Gamuda Lakes với 6.500 cư dân
Đầu tư nhà phố thương mại liệu có “ăn trái đắng” vì chiến dịch vỉa hè?
Tại Hà Nội, chiến dịch lấy lại vỉa hè đang khiến giá thuê nhà mặt phố lao dốc do kinh doanh khó khăn. Phân khúc nhà phố thương mại, vốn được nhiều nhà đầu tư quan tâm và tăng giá rất nhanh trong năm qua cũng sẽ chịu nhiều tác động từ chiến dịch này.
Kinh doanh gặp khó
Bộ mặt nhiều tuyến phố tại Hà Nội đã có sự thay đổi đáng kinh ngạc sau nửa tháng thực hiện chiến dịch lấy lại vỉa hè. Dù chiến dịch này giúp vỉa hè nhiều tuyến phố thông thoáng hơn nhưng lại ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các cửa hàng thương mại mặt phố.
Là chủ một cửa hàng thời trang trên phố Huế (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), anh Vinh tiết lộ, khi chính quyền lấy lại vỉa hè, doanh thu bán hàng của shop thời trang anh quản lý giảm đáng kể. Do gặp khó khăn trong kinh doanh nên anh cho biết, anh đã phải nhượng lại cửa hàng cho người khác để tìm địa điểm kinh doanh mới.
Chiến dịch đòi lại vỉa hè khiến hoạt động kinh doanh
nhà mặt phố gặp khó khăn (Ảnh Thiều Quang)
Trao đổi với BizLIVE, chủ một quán ăn trên phố Hoàng Cầu (quận Đống Đa) cũng kêu trời vì sụt giảm doanh thu. Chủ quán ăn này cho biết, chủ quán phải tận dụng một phần vỉa hè do hàng ăn có diện tích khá hẹp. Tuy nhiên, từ nửa tháng nay, không những không tận dụng bán hàng trên vỉa hè, mà việc để xe của khách cũng gặp khó khăn, khiến lượng khách đến quán giảm hẳn. Do đó, anh cũng đang chuyển nhượng cửa hàng cho người khác.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hoạt động kinh doanh nhà mặt phố đang gặp khó sau khi Hà Nội thực hiện chiến dịch lấy lại vỉa hè cho người đi bộ trên toàn thành phố. Điều này khiến rất nhiều chủ cửa hàng tính đến chuyện tìm kiếm mặt bằng kinh doanh mới. Một số khác tiếp tục kinh doanh với điều kiện thỏa thuận được với chủ nhà giảm giá thuê mặt bằng…
Nhà phố thương mại sẽ hết sốt?
Giám đốc Sàn giao dịch BĐS Hải Phát, ông Vũ Kim Giang nhận định, chiến dịch lấy lại vỉa hè chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu của các cửa hàng kinh doanh mặt phố. Do đó, giá thuê nhà mặt phố bị ảnh hưởng là đương nhiên.
Tuy nhiên, về tác động của chiến dịch lấy lại vỉa hè đến sản phẩm nhà phố thương mại (shophouse), phân khúc đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm và có sự tăng giá rất nhanh trong năm qua, ông Giang cho rằng, rất khó đánh giá được ảnh hưởng cụ thể. Bởi theo ông Giang, các dự án nhà phố thường có quy hoạch đồng bộ từ trước, nên nếu vỉa hè vẫn để được xe thì hoạt động kinh doanh sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.
Giá bán các dự án Shophouse được dự đoán sẽ gián tiếp chịu ảnh hưởng từ chiến dịch lấy lại
vỉa hè. Trong ảnh là dự án nhà phố thương mại 24h Vạn Phúc đang được chào bán giá
170 triệu đồng/m2, tăng từ 50-90 triệu/m2 so với thời điểm mới chào bán (Ảnh Thiều Quang)
Trao đổi với BizLIVE, Giám đốc Sàn giao dịch BĐS Phúc Hà, ông Lại Văn Tư cũng cho rằng, do người Việt có thói quen mua hàng là đi đâu cũng gắn với phương tiện cá nhân nên chiến dịch lấy lại vỉa hè Hà Nội đang tác động rất xấu đến hoạt động kinh doanh của các cửa hàng mặt phố.
Ông Tư nói: “Nếu không thể gửi xe, hoặc việc gửi xe gặp bất tiện, người mua sắm sẽ không muốn dừng lại mua hàng nữa”. Ông Tư cũng cho biết thêm, muốn thu hút khách hàng, các cửa hàng mặt phố kinh doanh phải rất đặc biệt, để khách chấp nhận sự bất tiện trong việc gửi xe vào mua sắm. Cũng theo ông Tư, thói quen mua sắm của người dân có thể sẽ có nhiều thay đổi bởi Hà Nội chắc chắn sẽ rất nghiêm trong việc lấy lại vỉa hè.
Cụ thể, thay vì việc mua sắm tại các cửa hàng mặt phố, khách hàng sẽ có xu hướng mua sắm tại các trung tâm mua sắm lớn hơn do gửi xe thuận tiện và có nhiều dịch vụ khác. Ông Tư cho rằng, xu hướng này sẽ khiến nhiều nhà đầu tư đánh giá lại hiệu quả của việc đầu tư nhà phố thương mại, vốn đang được đẩy giá bán lên rất cao hiện nay.
Đồng quan điểm, Chủ tịch Công ty tư vấn Soho Việt Nam, ông Phan Xuân Cần cũng khẳng định, chiến dịch lấy lại vỉa hè tại Hà Nội rõ ràng đang khiến giá thuê mặt bằng kinh doanh tại nhiều tuyến phố giảm giá và chắc chắn sẽ ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến phân khúc nhà phố thương mại. Bởi theo ông Cần, nhà đầu tư nhà phố thương mại kỳ vọng giá trị BĐS sẽ tăng lên hoặc cho thuê lại để hưởng giá trị gia tăng sau đó. Do vậy, nhà đầu tư sẽ khó chấp nhận đầu tư nếu việc cho thuê gặp khó khăn hoặc giá thuê quá thấp.
Theo ông Cần, tại Việt Nam, nhà phố thương mại đang “sốt”, nhưng nhiều nhà đầu tư nhà phố chưa có cái nhìn thực tế rằng không phải vị trí nào cũng tốt, phù hợp cho thuê hoặc kinh doanh.
Ông Cần lấy dẫn chứng tại Thái Lan, nơi từng diễn ra cơn sốt nhà phố thương mại. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nhà đầu tư tại đây phải “ăn trái đắng” vì nhiều dự án nhà phố bị bỏ hoang do việc kinh doanh nhà phố tại nhiều khu vực không hiệu quả như kỳ vọng.
SỰ KHÁC NHAU GIỮA NHÀ MẶT PHỐ VÀ SHOP HOUSE
Để tạo ra sức hấp dẫn trong đầu tư bất động sản. Nhiều chủ đầu tư khi quy hoạch khu đô thị đã đưa ra thêm dòng sản phẩm đầu tư mới cho nhà đầu tư lựa chọn trong những năm gần đây, đó chính là hình thức đầu tư shop house hay nói cách khác là nhà phố thương mại Gamuda.
Vậy Shop house là gì? Chính khái niệm và định nghĩa về shop house khá mới mẻ và cũng mơ hồ nên đã khiến nhiều nhà đầu tư bất động sản nhầm lẫn giữa nhà mặt phố và shop house khi lựa chọn sản phẩm đầu tư. Bài viết này sẽ giúp nhà đầu tư định hình rõ nét hơn về hai danh mục bất động sản thương mại có hoạt động đầu tư sôi động nhất hiện nay.
VỀ MỤC ĐÍCH ĐẦU TƯ
Khi đầu tư nhà mặt phố hay shop house nhà đầu tư đều hướng đến hoạt động kinh doanh thương mại hoặc cho thuê lại. Nhưng danh mục dịch vụ kinh doanh của nhà mặt phố thương mại Gamuda có tính đa dạng hơn rất nhiều so với shop house. Những dịch vụ kinh doanh cơ bản giống nhau giữa nhà mặt phố và shop house là các dịch vụ tiện ích cho cư dân lân cận như kinh doanh bán nhà hàng ăn, thời trang, cửa hàng tiện ích, siêu thị mini, kinh doanh hàng nhu yếu phẩm.
Do shop house có tính đặc thù gắn với quy hoạch của khu đô thị nên sẽ hạn chế hơn nhà mặt phố trong các hoạt động kinh doanh cần sự chuyên môn cao hơn như làm trụ sở, văn phòng công ty, dịch vụ khách sạn, hoặc các mặt hàng dịch vụ đặc thù có tính quần thể hoặc địa phương.
VỀ VỊ TRÍ VÀ THIẾT KẾ
Shop house thường nằm trong một khu đô thị có quy hoạch hoàn chỉnh, và tiếp giáp với tuyến đường nội bộ của khu đô thị. Ngoài ra thiết kế xây dựng của shop house là thiết kế quy hoạch cứng không thể điều chỉnh cũng như không thể thay đổi cấu trúc. Nhà mặt phố thì khác, nhà đầu tư có thể xin cấp phép để thay đổi cấu trúc, cũng như xây dựng lại một cách độc lập mà không ảnh hưởng đến cấu trúc, quy hoạch của những ngôi nhà kế bên. Điều này làm cho nhà mặt phố có thể dễ dàng điều chỉnh công năng sử dụng cao hơn shop house đối với những dịch vụ kinh doanh có tính chuyên môn cao như tòa nhà văn phòng, khách sạn…miễn là khu đất đó đủ diện tích xin cấp phép quy hoạch và xây dựng.
VỀ ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG
Các dịch vụ cung cấp bởi shop house đa phần hướng đến đối tượng khách hàng nằm trong quần thể khu đô thị đó, việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng ngoài khu đô thị hạn chế hơn do đặc thù quy hoạch và thiết kế. Đối với nhà mặt phố với đặc thù nằm trên mặt phố nhiều người đi lại và dễ tiếp cận nên ngoài khách hàng trong khu vực lân cận, nhà mặt phố còn hấp dẫn một lượng lớn đối tượng khách hàng vãng lai hoặc khách hàng thường xuyên đi lại trên tuyến phố đó do thuận lợi từ việc tiếp cận dịch vụ.
Những phân biệt trên đây sẽ phần nào giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể hơn trong việc quyết định đầu tư khi lựa chọn shop house hay nhà mặt phố tùy thuộc vào danh mục đầu tư cũng như dịch vụ kinh doanh mà nhà đầu tư muốn hướng đến.
Tác giả: L.Wood Gate
Nguồn: http://luxhomes.vn