Sống trong chung cư cao cấp, cư dân cần phải “học”

Mặc lịch sự ở không gian sinh hoạt chung, tránh làm ồn… là những quy định ràng buộc và cũng là điều kiện cần có để duy trì lối sống văn minh, nâng cao ý thức cộng đồng trong một không gian sống cao cấp. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng hiểu được điều đó. Xem tiếp “Sống trong chung cư cao cấp, cư dân cần phải “học””

Cập nhật tiến độ thi công tòa chung cư The Zen Residence – khu đô thị Gamuda Gardens

25/07/2017 Cập nhật tiến độ thi công tòa chung cư The Zen Residence – khu đô thị Gamuda Gardens

25/07/2017 cập nhật tiếp độ thi công chung cư The Zen Residence
25/07/2017 cập nhật tiếp độ thi công chung cư The Zen Residence
25/07/2017 cập nhật tiếp độ thi công chung cư The Zen Residence
25/07/2017 cập nhật tiếp độ thi công chung cư The Zen Residence
25/07/2017 cập nhật tiếp độ thi công chung cư The Zen Residence
25/07/2017 cập nhật tiếp độ thi công chung cư The Zen Residence

 

Xem thêm:

Cập nhật tiến độ xây dựng chung cư Gamuda CT1 The Zen

Cập nhật tiến độ xây dựng chung cư Gamuda CT1 The Zen

cập nhật tiến độ xây dựng chung cư cao cấp The Zen CT1 Gamuda
cập nhật tiến độ xây dựng chung cư cao cấp The Zen CT1 Gamuda

 

Xem thêm:

Phục Hưng Holdings trúng thầu tòa chung cư The Zen Residence CT1 – Gamuda Garden

Tòa chung cư CT1 gồm 3 tòa tháp cao 35 tầng, 4 tầng khối đế và 1 tầng hầm…

Chung cư The Zen Residence CT1 by Gamuda Gardens
Chung cư The Zen Residence CT1 by Gamuda Gardens
Theo thông tin từ Phục Hưng Holdings, ngày 25/11/2016, Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam đã phát hành thư chấp thuận cho Phục Hưng Holdings là nhà thầu trúng thầu gói thầu “Tổng thầu thiết kế và thi công” tòa chung cư cao tầng CT1 – Dự án Gamuda Garden.

Xem tiếp “Phục Hưng Holdings trúng thầu tòa chung cư The Zen Residence CT1 – Gamuda Garden”

Hàng loạt dự án bất động sản tại Đắk Lắk “ngủ quên”

Trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) hiện có hàng chục dự án bất động sản đã được phê duyệt, giao đất nhưng thi công chậm tiến độ, gây lãng phí tài nguyên đất và làm xấu bộ mặt đô thị.
Hàng loạt dự án bất động sản tại Đắk Lắk “ngủ quên”
Dự án Trung tâm Văn hóa thương mại, dịch vụ tổng hợp Đắk Lắk Center nằm ngay trung tâm TP. Buôn Ma Thuột bị đắp chiếu từ nhiều năm nay
Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk, tính từ giai đoạn 2006 – 2015, toàn tỉnh đã có 55 dự án chậm tiến độ. Trong đó, đã kiến nghị UBND tỉnh thu hồi 27 dự án do chủ đầu tư không thực hiện các quyết định đã phê duyệt.
Đơn cử, Dự án trung tâm thương mại Phú Xuân do Công ty TNHH Phú Xuân làm chủ đầu tư, nằm ngay giữa trung tâm TP. Buôn Ma Thuột, được triển khai xây dựng từ năm 2006, có quy mô gồm 14 tầng khách sạn, 3 tầng siêu thị và các văn phòng cho thuê, với tổng mức đầu tư gần 290 tỷ đồng. Dự án đã cơ bản hoàn thiện phần thô, nhưng từ năm 2012 đến nay, thi công cầm chừng và chưa hẹn ngày hoàn thành.
Ngoài Dự án trung tâm thương mại Phú Xuân, trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột còn có nhiều dự án khác tọa lạc tại các khu đất vàng chậm tiến độ. Chẳng hạn, Dự án xây dựng Trung tâm Văn hóa thương mại, dịch vụ tổng hợp Đắk Lắk Center do Công ty cổ phần Đầu tư Cao Nguyên làm chủ đầu, tọa lạc trên đường Nguyễn Tất Thành (TP. Buôn Ma Thuột).
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk, công trình mặc đang trong giai đoạn thi công thì ngừng triển khai do chủ đầu tư khó khăn trong việc kêu gọi vốn. Trước đó, nhà đầu tư này cũng đã được UBND tỉnh cho gia hạn nhiều lần.
Hay như dự án Bãi đậu xe phía Bắc do Hợp tác xã Vận tải số 1 làm chủ đầu tư thuê diện tích đất gần 4.000 m2 tại đường Hà Huy Tập, phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột. Mặc dù được UBND tỉnh phê duyệt từ năm 2010, nhưng đến nay, dự án này vẫn chỉ là khu đất trống.
Điều đáng nói, trong số các dự án có tốc độ “ốc sên”, có những dự án được cho thuê đất với tổng diện tích hàng chục héc-ta như Khu du lịch thác Krông Kmar, huyện Krông Bông 25 ha, khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng Quốc tế Ea Tam trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột với diện tích gần 49 ha…
Việc giao đất, cho thuê đất của Nhà nước là một trong những chủ trương đúng đắn nhằm thu hút đầu tư, phát huy nguồn lực của đất đai trong phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều chủ đầu tư được giao, cho thuê đất đã vi phạm quy định như sử dụng không đúng mục đích, chậm hoặc không đưa vào thực hiện dẫn đến việc lãng phí đất đai, gây thất thu ngân sách nhà nước, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng mỹ quan đô thị. Nghiêm trọng hơn, có những đơn vị không có khả năng đầu tư vào sản xuất – kinh doanh, lợi dụng cơ chế thu hút đầu tư của tỉnh để thuê đất, sau đó tìm cách “lách luật” sang nhượng “bán lúa non” trái phép để kiếm lời.
Hàng loạt dự án bất động sản tại Đắk Lắk “ngủ quên”
Dự án trung tâm thương mại Phú Xuân mới được khởi động trở lại vào đầu năm nay, nhưng thi công trong tình trạng cầm chừng 
Trước thực trạng trên, năm 2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk tiếp tục đề xuất với UBND tỉnh thu hồi chủ trương đầu tư đối với 6 dự án chậm tiến độ, không bảo đảm các thủ tục theo quy định, nhà đầu tư không có khả năng triển khai thực hiện.
Cụ thể, dự án trung tâm giới thiệu sản phẩm và dịch vụ bảo hành, sửa chữa thiết bị, phụ tùng cơ điện nông nghiệp, thủy lợi và xây dựng tại khối 9, phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột của Công ty cổ phần Sông Hinh; dự án thương mại, dịch vụ trên đường Lê Vụ, TP. Buôn Ma Thuột của Công ty TNHH Đăk Hưng Gia Lai (nhà đầu tư trả lại dự án do không đủ khả năng tài chính để trả tiền thuê đất 1 lần); 2 dự án điện gió tại xã Ea Khăl, Ea Ral, huyện Ea H’leo của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng – kinh doanh đô thị Hà Nội và Công ty TNHH Văn Thanh (quá thời gian khảo sát thu thập số liệu, nhà đầu tư vẫn chưa nộp hồ sơ xin thực hiện dự án)…
Chia sẻ với Đầu tư Bất động sản, ông Bùi Thanh Lam, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk cho biết thêm: “Chúng tôi đã thu hồi một số dự án chậm tiến độ như Hoàng Nguyễn ở Ea.H.Leo, Anh Quốc, Phú Riềng Carate ở Ea.Súp… và sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát để thu hồi những dự án chây ì khác trong thời gian tới”.
Kim Đức (ĐT BĐS)

Mua nhà được ngân hàng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai đã an toàn?

Sau khi tình trạng mua nhà góp vốn dự án hình thành trong tương lai diễn ra nhiều khiếu kiện, tranh chấp, Hiệp hội bất động sản đã kiến nghị Chính phủ nên siết chặt các dự án bất động sản bằng hình thức chỉ những dự án được ngân hàng bảo lãnh bán nhà ở hình thành trong tương lai mới được bán rộng rãi ra thị trường.
Rủi ro khi mua nhà tại dự án không có bảo lãnh
Trên thực tế, bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai đã được Luật kinh doanh bất động sản 2014 đề cập ở điều 56. Theo đó, các chủ đầu tư phải có ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho dự án. Tháng 8/2015, Thông tư 07/2015 của ngân hàng nhà nước cũng có hiệu lực với những quy định cụ thể về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.
Tuy nhiên, chuyên gia tài chính, ngân hàng  – Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng đây chỉ là giải pháp ngắn hạn vì bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai chưa hẳn đã an toàn tuyệt đối. Bởi theo nội dung của bảo lãnh bất động sản, ngân hàng bảo lãnh chỉ có nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ.
Mua nhà được ngân hàng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai đã an toàn?
ngân hàng bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ giao nhà đúng tiến độ chứ không bảo lãnh chất lượng nhà ở.
Như vậy, người thụ hưởng bảo lãnh mua nhà chỉ được giao nhà ở đúng tiến độ, còn chất lượng sản phẩm không được bảo đảm. Theo đó, rủi ro, khiếu kiện, tranh chấp sau khi bàn giao nhà vẫn tiếp tục tái diễn.
TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng cho hay, hiện nay ông không có thống kê cụ thể về việc các ngân hàng đã thực hiện vấn đề bảo lãnh là bao nhiêu. Nhưng ở ngân hàng ông Hiếu đang làm việc, cũng đã phát hành rất nhiều chứng thư bảo lãnh cho các chủ đầu tư có quan hệ với ngân hàng.
Tuy nhiên, vấn đề phát hành bảo lãnh cũng có nhiều rủi ro, bên cạnh đó ngân hàng hay tổ chức tín dụng không được cho 1 khách hàng vay quá 15% trên vốn tự có. Thế nên, các ngân hàng tỏ ra rất thận trọng trong vấn đề phát hành này.
Ngoài ra, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, hiện nay người mua nhà cũng chưa quan tâm đến vấn đề bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai. Phần lớn, người mua nhà rất ít khi đòi hỏi quyền lợi với nhà đầu tư, vì thế các nhà đầu tư cũng không nhắc đến, bỏ qua vấn đề bảo lãnh. Đây cũng chính là rủi ro cho người mua nhà.
Là người có kinh nghiệm trong 40 năm ngành ngân hàng, 30 năm ở Mỹ và 10 năm ở Việt Nam, ông Hiếu nêu vấn đề: Bảo lãnh mua nhà có phải là giải pháp cho thị trường Việt Nam không?
Mua nhà được ngân hàng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai đã an toàn?
Trong tương lai, thị trường bất động sản cần siết chặt chỉ những dự án đã hoàn thành mới được bán ra thị trường để tránh rủi ro cho nhà đầu tư.
Đưa ra ví dụ so sánh, ông Hiếu cho biết: Tại Mỹ không có việc bảo lãnh bất động sản hình thành trong tương lai. Nguyên nhân chủ đầu tư ở đó không được phép ra ngoài kêu gọi người dân đóng góp vốn. Và chủ đầu tư chỉ được vay ngân hàng rồi xây dựng rồi sau khi hoàn thành, khách hàng chỉ việc đến mua. Nếu người tiêu dùng muốn mua từ khi chưa hình thành, chủ đầu tư phải đưa số tiền đó vào một tài khoản riêng. Đến khi dự án xây xong, chủ đầu tư mới được lấy tiền đó mang trả ngân hàng.
Ở Việt Nam, người tiêu dùng đang bị lợi dụng vì có những trường hợp tiền mất tật mang do năng lực yếu của chủ đầu tư. Thực tế, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã bị vỡ nợ, không triển khai dự án dù đã huy động góp vốn từ dân, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Theo đó, việc bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai tại Việt Nam không phải là liệu pháp trường tồn, bởi thiếu sót trong bảo lãnh bất động sản tại Việt Nam là việc bảo lãnh cho người giao nhà phải giao đúng tiến độ. Một phần khác, việc bảo lãnh bất động sản sẽ kéo dài và có hiệu lực đến 30 ngày sau khi nhà được bàn giao. Thời gian 30 ngày để người tiêu dùng kiểm tra những vấn đề còn tồn tại ngay sau khi giao nhà.
Ông Nguyễn Trí Hiếu cho biết thêm, chi phí bảo lãnh là do chủ đầu tư thanh toán và chỉ xoay quanh ở mốc 1% (tùy vào quy hệ giữa ngân hàng và chủ đầu tư). Theo đó, ông Hiếu khuyến cáo: Ngoài việc xem xét những dự án có chứng nhận của ngân hàng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai, khách hàng cũng phải tìm hiểu năng lực chủ đầu tư cũng như ngân hàng đứng ra bảo lãnh thông qua ngân hàng nhà nước.
Cũng theo ông Hiếu, những khách hàng có tài khoản trong một ngân hàng nào đó có thể tận dụng vai trò khách hàng để tìm hiểu bảo lãnh của từng ngân hàng đó hoặc những ngân hàng khác. “Tóm lại, trong giai đoạn này thì việc bảo lãnh là rất cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, vì chỉ có như vậy những tình trạng ôm nợ, tiền mất tật mang sẽ hạn chế xảy ra”, TS Hiếu nói.
Hải Yên (Tin tức)